Tranh luận thông minh, tránh lỗi ngụy biện (P1)
FREESHIP VỚI ĐƠN HÀNG TỪ 599K (Tự động áp dụng khi thoả điều kiện)

Tranh luận thông minh, tránh lỗi ngụy biện (P1)

Hi Hi
Th 3 31/12/2019 2 phút đọc

Là đàn ông của thế kỷ mới, không tránh khỏi những cuộc tranh luận khi cần thiết. Vấn đề không phải là lẩn tránh hay hạn chế những tranh luận, mà và chọn cách nói sao cho thật thuyết phục, cho “đối thủ” phải thực sự nể mình. Để những lập luận của mình thêm phần tin tưởng, các chàng nên tránh những lỗi ngụy biện phổ biến này:

 

  • Ad Hominem – Tấn công cá nhân

Trong tranh luận, thứ đáng quan tâm nhất chính là chủ đề, luận điểm và cách lập luận, làm ơn đừng công kích đến hoàn cảnh, dáng vẻ, cử chỉ của đối phương, làm vậy chỉ khiến bạn trở thành một người nhỏ nhen mà thôi.

 

  • Looks who’s talking ( Tu quoque) – Anh cũng vậy

Phủ nhận lập luận của đối phương bằng cách đưa ra những thiếu sót, chưa hoàn thiện của họ mà không để ý đến sự logic của lời nói. Đa số những  người mắc phải lỗi này thường sẽ vi phạm lỗi số 1 luôn.

Ví dụ:

Anh A: Tết đến nơi rồi, nhiều người vi phạm giao thông quá.

Anh B: Xem ai đang nói kìa. Cậu cũng từng vi phạm mà. => Phạm lỗi

 

  • Appeal to Authority – Có uy tín thì đúng

Người tranh luận khi đưa ra một trích dẫn từ người nổi tiếng, người có uy tín để cho rằng đối phương sai, trong khi trích dẫn đó chưa được kiểm chứng rằng có tin cậy hay không, Để tránh lỗi này, nên cân nhắc rằng người mà mình “mượn” lời có đủ kiến thức về lĩnh vực đang tranh luận hay không nhé.

 

  • Appeal to Popularity – Nhiều người tin thì đúng

Một sai lầm nghiêm trọng, không phải số đông lúc nào cũng đúng, nên đừng bao giờ bắt đầu bằng “Nhiều người nói rằng…mà ý của tôi giống họ, nên tôi đúng”, bạn sẽ bị đánh giá thiếu hiểu biết đấy.

 

  • Appeal to Pity – Cảm động là đúng

Đây là một chiêu mà các nhà quảng cáo hay dùng, chính là đánh vào phần cảm xúc của con người, khiến họ mong manh và dễ tin hơn. Và nếu bạn đang trong một cuộc tranh luận mà đối phương mang ra những câu chuyện cảm động rớt nước mắt để thuyết phục thì đừng ngại bác bỏ ngay lập luận đó nhé.

Ví dụ: 550:2 = 225, nếu không thì một em bé bệnh tim sẽ không qua khỏi hoàn cảnh khó khăn => ngớ ngẩn hết sức.

 

  • Red herring – Đánh lạc hướng

Lỗi ngụy biện này xảy ra khi người tranh luận dùng một sự việc không liên quan gì ngay giữa cuộc trò chuyện để đánh lạc hướng đối phương hay dừng cuộc tranh luận.

 

Đó là vài lỗi trong số rất nhiều lỗi có thể mắc phải, cùng đón xem phần tiếp theo để bổ sung kiến thức nhé các chàng.

Viết bình luận của bạn
THỜI TRANG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG?

THỜI TRANG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG?

Th 6 01/03/2024 1 phút đọc

1. Màu sắc trang phục ảnh hưởng đến cảm xúc người mặc:Từng gam màu sẽ mang đến những cảm giác nhất định, nếu màu đen mang... Đọc tiếp

Màu sắc bạn thích nói gì về tính cách của bạn?

Màu sắc bạn thích nói gì về tính cách của bạn?

Th 3 05/04/2022 1 phút đọc

Cuộc sống là lăng kính vô vàn sắc màu, mọi ý niệm, mọi lựa chọn, mọi niềm ưa thích đều có nghĩa, và việc cho cho... Đọc tiếp

Quần Tây – Xưa và Nay

Quần Tây – Xưa và Nay

CN 16/05/2021 3 phút đọc

  Quần Tây từ lâu đã là biểu tượng ăn mặc lịch lãm của cánh mày râu. Chàng trai với chiếc Quần Tây sẽ ngay lập... Đọc tiếp

Local Brand – Trái tim Việt – Chất lượng thiệt

Local Brand – Trái tim Việt – Chất lượng thiệt

Th 3 06/04/2021 2 phút đọc

 Giữa hàng ngàn những lựa chọn Âu Á, giữa sự cạnh tranh không ngừng của các nhãn hiệu thời trang gắn mác “Global”, rất nhiều người... Đọc tiếp

Nội dung bài viết